KẾ HOẠCH PCD COVID-19 NĂM 2021
KẾ HOẠCH PCD COVID-19 NĂM 2021
UBND XÃ HOẰNG ĐÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BCĐ PCD XÃ Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 02/KH BCĐ
Hoằng Đông, ngày 21 tháng 01 năm 2021
KẾ HOẠCH
PHÒNG CHỐNG DỊCH CHỦ ĐỘNG NĂM 2021
Năm 2021 tình hình dịch bệnh trên toàn quốc nói chung, tại huyện Hoằng Hóa nói riêng diễn ra hết sức phức tạp, đặc biệt là các bệnh dịch lây truyền qua đường tiêu hóa.
Với sự quan tâm lãnh đạo của Đảng ủy, sự chỉ đạo sát sao của chính quyền và sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể từ xã đến thôn, đặc biệt là sự nỗ lực cố gắng của ngành y tế và toàn thể nhân dân trong xã nên đã khống chế không để dịch lớn xảy ra và không có bệnh nhân tử vong do dịch.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh có hiệu quả , Ban chỉ đạo phòng chống dịch xã Hoằng Đông, xây dựng kế hoạch phòng chống dịch năm 2021 cụ thể như sau:
I.MỤC TIÊU:
1.Mục tiêu chung:
- Phát hiện sớm các ca bệnh đầu tiên, xử lý kịp thời không để dịch lớn xảy ra.
- Không để tử vong do dịch hoặc do thiếu các biện pháp can thiệp kịp thời.
2.Mục tiêu cụ thể:
- Tăng cường hệ thống giám sát các ca bệnh truyền nhiễm gây dịch cả về số lượng và chất lượng.
- Khống chế không để dịch lớn xảy ra và không để tử vong do dịch.
- Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác phòng chống dịch.
- Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, phổ biến kiến thức phòng chống dịch chủ động cho cộng đồng.
- Thông tin báo cáo kịp thời theo quy định.
II.CÔNG TÁC TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO:
1. Khi chưa có dịch xảy ra:
- Tham mưu Uỷ ban nhân dân ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
- Kiện toàn BCĐ PCD xã, triển khai phương án phòng chống dịch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Tổ chức cho các công sở cùng toàn thể nhân dân trong xã tổng dọn vệ sinh môi trường mỗi quý 1 lần, đặc biệt là vào tuần lễ quốc gia nước sạch vệ sinh môi trường và các dịp lễ tết, BCĐ đi kiểm tra VSMT thủy vực tại các khu dân cư mỗi quý 1 lần.
- Chỉ đạo trạm y tế và y tế thôn tăng cường giám sát phát hiện dịch bệnh, hàng tháng đi kiểm tra VSMT, thủy vực đến từng hộ gia đình. Tăng cường các điều kiện cho công tác phòng chống dịch và sẵn sàng thu dung điều trị bệnh nhân khi có dịch xảy ra
- Duy trì các đội cơ động và tổ chức tập huấn các biện pháp ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra.
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành trong công tác phòng, chống dịch.
- Duy trì nâng cao năng lực hoạt động của mạng luới giám sát dịch bệnh từ tuyến xã đến thôn xóm.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông bằng nhiều hình thức, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của nguời dân về các biện pháp vệ sinh phòng, chống dịch bệnh.
- Tập huấn nâng cao kiến thức và năng lực giám sát phát hiện ca bệnh, điều tra và xử lý ổ dịch, ca bệnh. Nâng cao kỹ năng chẩn đoán, điều trị và kỹ năng truyền thông phòng, chống dịch bệnh.
- Đảm bảo nhân lực, thuốc, trang thiết bị, hoá chất để đáp ứng nhanh khi dịch bệnh xảy ra.
2. Khi có dịch xảy ra:
- Năm chắc thông tin dịch bệnh, tổ chức họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Chỉ đạo kịp thời các biện pháp ứng phó với diễn biến của dịch bệnh.
- Điều tra giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm các ca bệnh đầu tiên, tổ chức khoang vùng và xử lý ổ dịch theo quy định, không để dịch lan rộng, hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong do dịch gây ra.
- Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh trong huyện và các xã lân cận
-Chỉ đạo trạm y tế và các thôn tăng cường giám sát phát hiện dịch bệnh, hàng ngày, hàng tuần đi kiểm tra VSMT, thủy vực đến từng hộ gia đình. Tăng cường các điều kiện cho công tác phòng chống dịch và sẵn sàng thu dung điều trị bệnh nhân khi có dịch xảy ra.
-Chỉ đạo các ban ngành đoàn thể tích cực tham gia và vận động nhân dân tham gia các hoạt động phòng chống dịch không để dich lan rông, khống chế dập dịch.
-Tập huấn về triệu chứng lâm sàng, phác đồ điều trị những bệnh dịch nguy hiểm cho cán bộ trạm.
-Tăng cường truyền thông những kiến thức về dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch cũng như vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường, nước sạch và vệ sinh an toàn thực phẩm.
-Quản lý tốt nguồn phân và hóa chất bảo vệ thực vật. Nghiêm cấm sử dụng phân tươi trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
-Trực trạm nghiêm túc 24/24 giờ đảm bảo nắm chắc diễn biến dịch bệnh một cách nhanh nhất, dự báo khả năng và mức độ nguy hiểm của dịch tại địa phương, đảm bảo thông tin.
- Phối hợp với bệnh viện đa khoa huyện, bệnh viện đa khoa Hải tiến tổ chức các tổ chức các tổ điều trị cơ động, khám phân loại bệnh nhân, bố trí điều trị cách ly.
- Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, vật tư, thuốc, hóa chất đảm bảo an toàn cho cán bộ y tế và người dân.
3. Sau khi dịch lui:
- Duy trì các hoạt động tiêu độc khử trùng, xử lý triệt để mầm bệnh trên người và môi trường. Đảm bảo sau thời gian quy định của từng loại dịch, bệnh không còn ca mắc mới tại ổ dịch.
- Tổ chức sơ, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác phòng chống dịch, phân tích nguyên nhân, thuận lợi, khó khăn, ưu, nhược điểm trong quá trình chống dịch.
III.CHUẨN BỊ ĐẦY ĐỦ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THUỐC, HÓA CHẤT, TRANG THIẾT BỊ:
-Phòng cách ly: 01 phòng
-Giường: 04 cái
-Cọc truyền: 04 cái
-Bô nhựa có nắp: 02 cái
-Xô nhựa: 02 cái
-Cáng gấp: 01 cái
-Ringer lactac 500 ml: 10 chai
-Dây truyền: 10 bộ
-Orezon: 20 gói
-Paracetamon 500 mg: 200 viên
-Paracetamon 100 mg: 200 viên
-Ciprofloxacin 500 mg: 100 viên
-Trimazon 480 mg: 200 viên
-Cloroxit 250 mg: 200 viên
-Vôi bột: 100 kg
-Cloramin B: 5 kg
- Cloramin B viên: 100 viên
-Trang bị phòng hộ: 5 bộ
- Cồn 70 độ: 100 ml
- Găng tay : 10 đôi
- ủng cao su: 04 đôi
- Bông y tế: 100 gam
- Máy đo huyết áp: 01 cái
- ống nghe: 01 cái
- Nhiệt kế: 01 cái
- Đèn pin: 01 cái
- Phanh không mấu: 01 cái
- Kéo: 01 cái
- Hộp đựng dụng cụ: 01 cái
IV.KINH PHÍ CHO CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH:
-Kinh phí cho công tác phòng chống dịch được trích từ ngân sách xã và ngân sách tuyến trên hổ trợ.
-Một phần kinh phí từ nguồn xã hội hóa ( nhân dân đóng góp ).
V.PHÒNG CHÔNG MỘT SỐ BỆNH DỊCH NGUY HIỂM:
Thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo theo quy định:
1.Khi chưa có dịch xảy ra: Báo cáo mỗi tuần một lần vào sáng thứ 2.
2.Khi có dịch xảy ra:
-Báo cáo ngay cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp.
-Triệu họp khẩn cấp Ban chỉ đạo phòng chống dịch xã để phân công nhiệm vụ cho từng thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch.
-Các đồng chí y tế thôn báo cáo tình hình dịch, VSMT, thủy vực về trạm y tế xã vào 3 giờ chiều hàng ngày.
-Trạm y tế xã báo cáo tình hình dịch hàng ngày vào 4 giờ chiều về thường trực Ban chỉ đạo phòng chống dịch huyện.
Báo cáo đột xuất khi có yêu cầu cấp bách.
Trên đây là kế hoạch phòng chống dịch chủ động năm 2021 của Ban chỉ đạo phòng chống dịch xã. Đề nghị các ban ngành đoàn thể có liên quan phối hợp thực hiện./.
- UBND XÃ HOẰNG ĐÔNG NIÊM YẾT CÔNG KHAI THÔN VĂN HÓA NĂM 2024
- HĐND XÃ HOẰNG ĐÔNG, KHÓA XXI, NHIỆM KỲ 2021 - 2026 TỔ CHỨC KỲ HỌP THỨ 10 ( KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ)
- HỘI ĐỒNG NGHĨA VỤ QUÂN SỰ XÃ HOẰNG ĐÔNG TỔ CHỨC KHÁM SƠ TUYỂN NVQS NĂM 2025
- BND xã Triển khai Kế hoạch sản xuất vụ Đông - Đông Xuân năm 2024 - 2025 và một số nhiệm vụ trọng tâm khác
- UBND XÃ TRIỂN KHAI KH TUYỂN QUÂN NĂM 2025 VÀ KH BẦU TRƯỞNG THÔN, THANH TRA NHÂN DÂN
- Thông báo giờ làm việc mùa Hè năm 2024 của UBND xã Hoằng Đông
- HĐND xã Hoằng Đông, khóa XXI, nhiệm kỳ 2021 – 2026, tổ chức kỳ họp thứ 8 - Kỳ họp chuyên đề bầu bổ sung chức danh Chủ tịch HĐND xã
- KẾ HOẠCH PCD COVID-19 NĂM 2021
- Kỳ họp thứ 2 HĐND xã Hoằng Đông, nhiệm kỳ 2021-2026
- HĐND xã Hoằng Đông tổ chức kỳ họp thứ nhất, khóa XXI, nhiệm kỳ 2021 – 2026.
- Kết quả giải quyết TTHC tuần 4 từ ngày 28.10 đến ngày 01.11.2024
- KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC TUẦN THỨ 4 THÁNG 10.2024
- Kết quả giải quyết TTHC tuần thứ 3 tháng 10 năm 2024
- Kết quả giải quyết TTHC tuần thứ 1 tháng 7/2024 Từ ngày 01/7 đến ngày 05/7/2024
- Kết quả giải quyết TTHC tuần thứ 4 tháng 6 năm 2024 từ ngày 24/6 đến ngày 28/6/2024